第十四章 (1) | chương 14-1 |
越日,餘姊果來,見餘不多言,但亦勸余曰:「吾弟隨時隨地須聽母言。凡 事毋以盛氣自用,則人情世故,思過半矣。 至爾謂終身不娶,自以為高,此直村豎恒態,適足笑煞人耳! 三郎,爾後此須謹志吾言,勿貽人笑柄也。」餘唯唯而退。餘自是以來,焦 悚萬狀,定省晨昏,輒不久坐。盡日惴惴然,惟恐餘母重提意向。餘母每面餘時 ,歡欣無已,似曾不理餘心有閒愁萬種。一日,餘方在齋中下筆作畫,用宣愁緒 。既繪怒濤激石狀,復次畫遠海波紋,已而作一沙鷗斜射墮寒煙而沒。忽微聞叩 鐶聲,繼知吾妹,推扉言曰:「阿兄胡不出外遊玩?」 餘即回顧,忽爾見靜子作斜紅繞臉之妝,攜餘妹之手,佇立門外,見餘即鞠 躬與餘為禮。餘遂言曰:「請阿姊進齋中小坐,今吾畫已竟,無他事也。」 餘言既畢,餘妹強牽靜子,徑至餘側。靜子注觀餘案上之畫,少選,莞爾顧 餘言曰:「三郎幸恕唐突。昔董源寫江南山,李唐寫中州山,李思訓寫海外山, 米元暉寫南徐山,馬遠、夏圭寫錢塘山,黃子久寫海虞山,趙吳興寫霅苕山;今 吾三郎得毋寫厓山耶?一胡使人見即翛然如置身清古之域,此誠快心洞目之觀 也。」 言已,將畫還餘。餘受之,言曰:「吾畫筆久廢,今興至作此,不圖阿姊稱 譽過當,徒令人增慚惕耳。」靜子復微哂,言曰:「三郎,餘非作客氣之言也。 試思今之畫者,但貴形似,取悅市儈,實則寧達畫之理趣哉?昔人謂畫水能終夜 有聲,餘今觀三郎此畫,果證得其言不謬。三郎此幅,較諸近代名手,固有瓦礫 明珠之別,又豈待餘之多言也?」 餘傾聽其言,心念世寧有如此慧穎者,因退立其後,略舉目視之,鬢髮膩理 ,纖穠中度。餘暗自歎曰:「真曠劫難逢者也。」 | Ngày hôm sau, chị tôi đến, chị không nói gì nhiều, chỉ khuyên bảo rằng:
— Em tùy lúc tùy nơi, phải nghe lời mẹ. Phàm sự gì cũng vậy, không nên buông thả theo cái tính hăng hái nhất thời. Thì từ đó em hiểu được rất nhiều về nhân tình thế cố. Còn về sự vụ em bảo rằng suốt đời em không lấy vợ, em cho đó là cao viễn, nhưng thật ra đó chỉ là cái ý nghĩ tầm phào của một đứa trẻ con, đủ khiến cho người ta cười chết ngất đi được. Tam Lang, em từ rày về sau nên ghi nhớ cái lời chị nói đó, đừng để mình là một trò đùa cho thiên hạ. Em nghe rõ chưa? — Em nghe rõ rồi. Chị hỏi: — Em nghĩ thế nào? Tôi đáp: — Em nghĩ rằng rất mực phải vâng lời chị luôn luôn. Chị nói: — Thế thì tốt. Tôi vâng vâng dạ dạ, rồi cáo lui. Từ đó trở đi, lòng tôi phiền muộn vạn trạng. Định tỉnh thần hôn, triếp bất cửu tọa. Suốt ngày tôi bần thần không yên, bơ phờ đi, bờ phờ đứng, bơ phờ ngồi nằm. Chỉ lo ngay ngáy sợ mẹ già nêu trở lại câu chuyện kia. Mẹ tôi mỗi phen gặp tôi, thì hân hoan khôn tả, tợ hồ như chẳng hề hay biết gì hết cả về nỗi lòng tôi bời bời vạn chủng rối beng. Một ngày kia, tôi ngồi trong phòng cầm bút họa bừa một trận, để phát tiết ra ngoài cái mối sầu vấn vít tim gan. Họa cảnh trạng ba đào cuồng nộ đánh tơi bời bọt bèo vào đá. Song lại họa cảnh biển xa lai láng lăn tăn triều sóng rì rào dàn trải. Rồi tôi vẽ thêm một con sa âu nghiêng cánh rơi lạc xuống đám khói sóng lạnh lung rồi mất hút vào hư không. Chợt nghe tiếng gõ cửa, rồi tiếng em gái tôi xô cửa hỏi: — A huynh sao chẳng ra ngoài du ngoạn? Tôi quay lại nhìn, chợt thấy Tĩnh Tử mặt phấn lưa thưa, nga mi đạm tảo, đang cầm tay em gái tôi, đứng bên khung cửa. Thấy tôi quay lại, Tĩnh Tử nghiêng thân chào một cái. Tôi nói: — Mời a tỷ bước vào phòng ngồi nghỉ chân tý chút, tôi vẽ chơi tiêu khiển xong rồi, chẳng còn việc chi. Em tôi liền nắm tay Tĩnh Tử, kéo ép nàng bước vào, tới đứng bên tôi. Tĩnh Tử đưa mắt đăm đăm nhìn bức họa trên bàn. Rồi mỉm cười nhìn tôi. — Tam Lang thứ lỗi đường đột cho. Xưa Đồng Nguyên họa Giang Nam sơn; Lý Đường họa Trung Châu sơn; Lý Tư Huấn họa Hải Ngoại sơn; Mễ Nguyên Huy họa Nam Từ sơn; Mã Viễn, Hạ Khuê họa Tiền Đường sơn; Hoàng Tử Cửu họa Hải Ngu sơn; Triệu Ngô Hưng họa Tráp Điều sơn; Bi Giang họa Bi Bôi sơn (1); nay anh Tam Lang của em há chẳng họa Nhai sơn đó ru? (Formerly Tung-Yüan painted Chiangnan Mountain; Li T'ang, Chungchow Mountain; Li Ssǔ-hsün, Haiwai Mountain; Mi Yüan-hui, Nanhsu Mountain; Ma-Yüan and Hsia Kuei, Ch’ient’ang Mountain; Huang Tzǔ-chiu Haiyü Mountain; Chao Wu-hsing, Chat’iao Mountain; Bi-Giang, Be-bôi Mountain (1). At present is not my Saburo painting Mount Yai?) (GKL page 72) (2) Một phen người ta nhìn vào bức vẽ, một phen khiến người ta tâm hồn tiêu nhiên lòa xòa như gửi thân trong cõi miền của sử xanh cổ lục. (Nhứt hồ sử nhân kiến tức tiêu nhiên như trí thân thanh cổ chi vực). Thật quả là cảnh xui thư thái tâm hồn và trong suốt mắt xanh vậy. (Đâu có như những loại vẽ vời tùm lum như rác bẩn của thằng Bùi). Nói xong, nàng giao trả lại bức họa cho tôi. Tôi cầm lấy nói: — Tại hạ bỏ lâu ngày cây bút họa, nay cao hứng vẽ bừa ra như thế, chẳng ngờ được a tỷ quá khen, khiến cho người cảm thấy hổ thẹn. Tĩnh Tử lại mỉm cười mà rằng: — Tam Lang, em nói lời kia không có ý khách sáo gì hết. Thiết tưởng các họa sĩ ngày nay vẽ tranh chỉ đáng kể ở chỗ hình thể giống sự vật là được, và mua được sự đáp ứng của chợ hội. Còn thật ra họ đâu đạt tới cõi tối cao lý thú của hội họa. Lại cũng có kẻ bị quẩn bách bởi tẩu hỏa nhập ma, vớ bừa vớ bãi vào bút họa mà mở cuộc cưỡng bức, làm trò cười cho bọn phụ nữ chúng em, há đáng chi mô mà mắt xanh my lục chiếu cố tới!!! Người đời xưa nói rằng họa thủy có thể suốt đêm dài phát thanh âm thánh thót, như sương nguyệt nguyên tiêu. Em nay nhìn bức họa của Tam Lang, quả thật chứng minh rằng lời nói của người xưa không phải là ngoa ngữ. Bức họa kia của Tam Lang, so với các tay danh thủ cận đại, quả thật có sự cách biệt giữa hột minh châu và hòn sỏi hoặc tấm ngói mảnh gạch vụn. Há cần phải chờ tới em thốt lắm lời? Tôi lặng nghe lời nói như ru kia. Trong lòng suy gẫm: — Thế gian sao còn có một tâm hồn dĩnh tuệ du dương đến như thế? Tôi bước ra phía sau nàng mà đăm đăm nhìn hình hài nàng trong cơn bồi hồi ấy. Hỡi ôi! Tóc mây một món buông lòa xòa, cổ ngọc ẩn hiện như vân thạch mù sương, vai tròn lưng ong như kinh hồn cổ lục… Thì lòng tôi ngơ ngẩn một trận tự nhủ mà rằng: — Chân chính là một hình ảnh khoáng kiếp nan phùng vậy (suốt kiếp cổ kim khó gặp). |
第十四章 (2) | chương 14-2 |
忽而靜子回盼,赧赧然曰:「三郎,此畫能見媵否?三郎或不以餘求在禮為 背否?餘觀此景滄茫古逸,故愛之甚摯。今茲發問,度三郎能諒我耳。」 餘即答曰:「豈敢,豈敢,此畫固不值阿姊一粲。吾意阿姊固精通繪事者, 望阿姊毋吝教誨,作我良師,不寧佳乎?」 靜子瑟縮垂其雙睫,以柔荑之手,理其羅帶之端,言曰: 「非然也。昔日雖偶習之,然一無所成,今惟行篋所藏《花燕》一幅而已。 」 余曰:「請問云何《花燕》?」 靜子曰:「吾家園池,當荷花盛開時,每夜有紫燕無算,巢荷花中,花盡猶 不去。餘感其情性,命之曰『花燕』,爰為之圖。三郎,今容我檢之來,第恐貽 笑大方耳。」餘鞠躬對曰:「請阿姊速將來,弟亟欲拜觀。」 靜子不待餘言之畢,即移步鞠躬而去,輕振其袖,熏香撲人。餘遂留餘妹問 之曰:「何不聞阿母阿姊聲音,抑外出耶?」 餘妹答曰:「然,阿姊約阿姨阿母俱出,謂往葉山觀千貫鬆,兼有他事,順 道謁淡島神社。已囑廚娘,今日午膳在十二句半鍾,並囑吾語阿兄也。」 余曰:「妹曷未同往?」 妹曰:「不,靜姊不往,故我亦不願往。」餘顧餘妹手中攜有書籍,即詰之 曰:「何書?」妹曰:「此波彌尼八部書也。」 余曰:「此為《梵文典》,吾妹習此乎?」妹曰:「靜姊每日授餘誦之,顧 初學殊艱,久之漸覺醰醰有味。其句度雅麗,迥非獨逸,法蘭西,英吉利所可同 日而語。」 余曰:「然則靜姊固究心三斯克列多文久矣。」妹曰:「靜姊平素喜談佛理 ,以是因緣,好涉獵梵章。嘗語妹雲:『佛教雖斥聲論,然《楞伽》、《瑜伽》 所說五法,曰相,曰名,曰分別,曰正智,曰真如,與波彌尼派相近。 《楞嚴》後出,依於耳根圓通,有聲論宣明之語。是佛教亦取聲論,特形式 相異耳。』」餘聽畢,正色語餘妹曰:「善哉,靜姊果超凡入聖矣。吾妹謹隨之 學毋怠。」 | Chợt Tĩnh Tử quay mắt lại nhìn, có vẻ bẽn lẽn:
— Bức họa này của Tam Lang có thể tặng người ta được chăng? Tam Lang đừng nghĩ người ta yêu cầu là lời khách sáo cho hợp lễ thôi đâu. Em nhìn phong cảnh ấy thương mang cổ dật, lòng em yêu chuộng rất mực mà thôi. Nay mở lời xin như thế ắt Tam Lang nguyên lượng cho em… Hỡi ôi! mỗi tiếng người ngọc như mỗi bủa rộng chiêm bao…Thật quả có như là: “Thưa gái ạ, nếu gái về xứ sở Của vinh quang về lịch sử khuynh thành Thì quốc sắc bốc thiên hương rạng rỡ Sẽ bao trùm dòng Dương Tử Giang xanh” Tôi bèn đáp mà rằng: — Há dám! Há dám! Bức họa kia há đâu đáng một chút chiếu cố ôn tồn ý nghĩ xanh mắt lục cô nương? Tại hạ ý nghĩ rằng a tỷ như đã tinh thông hội họa, thì rất mong a tỷ đừng hẹp lượng mà ban cho lời chỉ bảo, làm lương sư giáo hóa cho tại hạ một bình sinh, há chẳng là hay ho tốt lành lắm lắm? Tĩnh Tử bối rối cúi mặt xuống mơ màng, đưa bàn tay ngọc sửa lại mái tóc mai ủ rũ, kéo lại dải la đới chỉnh tề ngăn nắp, rồi chậm rãi mà rằng: — Phi nhiên dã! Chẳng thế được. Ngày trước em chỉ ngẫu hứng học tập qua loa, nhiên nhất vô sở thành (chẳng thành tựu được chút xíu nào cả). Nay trong chiếc rương chỉ còn có giữa lại một tấm họa “diệp hoa hải yến” mà thôi. Tôi nói: — Dám hỏi sao gọi là diệp hoa hải yến? (Thỉnh vấn vân hà diệp hoa hải yến?) Tĩnh Tử đáp: — Vườn ao nhà em, mỗi mùa hoa lá sen nở phồn thịnh, thì mỗi mỗi hàng đêm suốt cõi chim yến tía bay về vô số, làm tổ tại giữa đám lá hoa sen, như mở một trận ôn tồn yêu đương thiêm thiếp phù động liên tồn suốt xứ sở đất đai. Cho đến khi hoa tàn, lá tạ, chim yến tía vẫn dùng dằng chưa chịu bay đi. Em cảm thấy cái tính tình đó của yến tía trùng dương, nên mệnh danh gọi là: “diệp hoa hải yến” rồi khởi sự vẽ cảnh tượng ấy ra. Tam Lang, nay để em đi tìm lấy ra xem, chỉ e lại làm trò cười cho linh hồn tài hoa đại phương lạc lạc… Tôi khom thân cung kính mà rằng: — Xin a tỷ lẹ chân đi và nhanh chân trở lại, tại hạ rất mong được nhìn gấp. Tĩnh Tử không đợi tôi nói dứt lời, đã di bộ cúc cung nhi khứ. Tay phất nhẹ tà áo, mùi thơm xuân sắc bốc lừng tỏa lòa xòa ra bốn mặt. Tôi giữ em gái lại, hỏi mà rằng: — Sao chẳng nghe tiếng mẹ và chị đâu cả? Mẹ và chị đi đâu rồi chăng? Em gái đáp: — Nhiên, a tỷ rủ a mẫu, a di đi dạo hết cả rồi. Bảo rằng, đi Diệp Sơn (Hayama) để ngắm cảnh những cây thiên quán tùng (những cây tùng tuổi tác ngàn năm). Và cũng có thêm việc khác nữa, thuận đường ghé bái yết Đạm Đảo thần xã. Đã dặn dò cô bếp chờ cơm trưa bữa nay lúc mười hai giờ rưỡi. Và dặn em nói lại với a huynh điều ấy. Tôi hỏi: — Sao em không cùng đi? Em đáp: — Chẳng. Chị Tĩnh Tử chẳng đi, nên em cũng chẳng muốn đi. Tôi nhìn thấy em tôi cầm trong tay một quyển sách. Bèn hỏi: — Sách gì đó? Em đáp: — Đó là bộ bát thư của Ba Nhĩ Ni (Panini). Tôi nói: — Đó là Phạn văn điển. Em học tập sách đó sao? Em đáp: — Chị Tĩnh Tử mỗi ngày bày vẽ em đọc. Ban đầu học thật khó. Rồi lần lân quen thuộc rồi thấy thích lần lần. Câu văn nghe thật nhịp nhàng. Thật là không như Pháp ngữ, Anh ngữ. Không thể nào nêu ra ngang hàng nhau được. Tôi nói: — Thế thì té ra chị Tĩnh Tử đã nhiều ngày nghiên cứu tiếng Sanskrit. Em nói: — Chị Tĩnh Tử thường ngày thích nói về đạo Phật, vì lẽ đó nên chị đọc Phạn văn. Hoặc là Phạn văn hấp dẫn chị thì cũng có lý. Chị thường bảo em: “Phật giáo tuy xích thanh luận” (không luận về âm thanh, vứt bỏ thanh luận) nhưng mà Da Du nói về ngũ pháp: viết tướng, viết danh, viết phân biệt, viết chính trí, viết chân như, mọi thứ đó rất gần Ba Nhĩ Ni học phái. Tuy ra đời sau Lăng Nghiêm, y ư nhĩ căn viên thông, hữu thanh luận tuyên minh chi ngữ. Thị Phật giáo diệc thu thanh luận, đặc hình thức tương dị nhĩ (chỉ duy hình thức là khác nhau thôi). Nghe em gái nói ríu rít ra như thế, tôi nghiêm chỉnh nét mặt lại mà rằng: — Thiện tai! Thiện tai! Tĩnh Tử quả là siêu phàm nhập thánh. Em hãy chăm chỉ theo chị học tập, đừng xao lãng nhé! |
Ghi chú: Sau đây là một "cái đuôi dài" Bùi Giáng viết thêm cho chương 14.
Em hỏi:
— Còn a huynh bày vẽ em học gì?
Tôi đáp:
— Để anh chép tặng em một bài thơ dịch của thi sĩ Tây Phương.
Thế là tôi chép bài thơ của Nerval tặng cho em gái.
Ngày đông đẹp, lắm phen chiều chủ nhật
Tuyết phủ bờ nhuốm ánh nhạt tà huy
Cùng em gái nắm tay đi ngoạn cảnh
Mẹ bảo: — Về cho kịp bữa ăn chiều
Và khi đã nơi điện đài Túy Lúy
Ngắm và nhìn những lộng lẫy xiêm nghê
Em gái lạnh đòi về thôi anh nhé
Vì sương mai sắp phủ khắp sơn khê
Đành quay gót tiếc thương ngày quá đẹp
Quá vội vàng đi mất phải không em
Về tới ngõ tự ngoài khung cửa hẹp
Bỗng nghe mùi phưng phức thịt gà chiên
(Gérard de Nerval)
La cousine
L'hiver a ses plaisirs; et souvent, le dimanche,
Quand un peu de soleil jaunit la terre blanche,
Avec une cousine on sort se promener ...
— Et ne vous faites pas attendre pour dîner,
Dit la mère. Et quand on a bien, aux Tuileries,
Vu sous les arbres noirs les toilettes fleuries,
La jeune fille a froid ... et vous fait observer
Que le brouillard du soir commence à se lever.
Et l'on revient, parlant du beau jour qu'on regrette
Qui s'est passé si vite ... et de flamme discrète :
Et l'on sent en rentrant, avec grand appétit,
Du bas de l'escalier, — le dindon qui rôtit.
Chép xong tôi bày cho em đọc. Nó mừng quá, hỏi ríu rít;
— Anh còn bài dịch nào?
Tôi đáp:
— Một bài không đủ sao?
Em đáp:
— Đủ. Nhưng còn thiếu?
Tôi hỏi:
— Tại sao còn thiếu?
Em đáp:
— Thiếu một bài cho chị Tĩnh Tử.
Tôi nói:
— A!!!
Em bảo:
— Chép nhanh vào luôn thể trong trang này một bài cho chị Tĩnh Tử.
Tôi bèn chép bài thơ Tháng Năm của Apollinaire:
Dạo thuyền xuân sắc tháng Năm
Giai nhân đầu núi xa xăm ngóng về
Thuyền trôi cách biệt hai bề
Ai xui liễu khóc đầm đìa bờ ao
Vườn cây ngưng cóng hàng hàng
Cánh hoa thắm rụng như làn môi ai
Ven sông đường đỏ dặm dài
Bước chân du nhạc hình hài hoang liêu
Một con gấu một con tườu
Một con chó chạy sau lừa kéo xe
Từ đâu tiếng địch vọng về
Rập rình quân nhạc đã lê thê chìm
Tháng Năm về điểm sơn xuyên
Trên tàn phế dựng muôn nghìn thảo hoa
Cành miên liễu, gió la đà
Rì rào lau trúc nụ ngà khỏa thân
(Apollinaire) (3)
Mai
Le mai le joli mai en barque sur le Rhin
Des dames regardaient du haut de la montagne
Vous êtes si jolies mais la barque s'éloigne
Qui donc a fait pleurer les saules riverains
Or des vergers fleuris se figeaient en arrière
Les pétales tombés des cerisiers de mai
Sont les ongles de celle que j'ai tant aimée
Les pétales flétris sont comme ses paupières
Sur le chemin du bord du fleuve lentement
Un ours un singe un chien menés par des tziganes
Suivaient une roulotte traînée par un âne
Tandis que s'éloignait dans les vignes rhénanes
Sur un fifre lointain un air de régiment
Le mai le joli mai a paré les ruines
De lierre de vigne vierge et de rosiers
Le vent du Rhin secoue sur le bord les osiers
Et les roseaux jaseurs et les fleurs nues des vignes
Chép xong em gái tôi đọc qua một bận, nó sung sướng bảo:
— Bài này cũng hay. Nhưng bài này anh chép nét chữ đẹp hơn bài kia. Tại sao như thế?
Tôi đáp:
— Tại vì lúc đầu chép bài kia cho em, thì bàn tay nó chưa nhuần cây viết. Tới bài sau, thì cả mấy ngón đều duỗi ra thư thới hơn trước. Vả lại, chị Tĩnh Tử học giỏi hơn em. Nếu chép thơ cho chị mà không cố gắng viết chữ thật đẹp, ắt sẽ bị chị Tĩnh Tử xem thường.
No comments:
Post a Comment