第十八章 | chương 18 |
餘姊行後,忽忽又三日矣。此日大雪繽紛,餘緊閉窗戶,靜坐思量,此時正 餘心與雪花交飛於茫茫天海間也。餘思久之,遂起立徘徊,歎曰:「蒼天,蒼天 ,吾胡盡日懷抱百憂於中,不能自弭耶?學道無成,而生涯易盡,則後悔已遲耳 。」餘諦念彼姝,抗心高遠,固是大善知識,然以眼波決之,則又兒女情長,殊 堪畏怖。使吾身此時為幽燕老將,固亦不能提剛刀慧劍,驅此嬰嬰宛宛者於漠北 。吾前此歸家,為吾慈母,奚事一逢彼姝,遽加餘以爾許纏綿婉戀,累餘蝨身於 情網之中,負己負人,無有是處耶?嗟乎,係於情者,難平尤怨,歷古皆然。吾 今胡能沒溺家庭之戀,以閒愁自戕哉?佛言:「佛子離佛數千里,當念佛戒。」 吾今而後,當以持戒為基礎,其庶幾乎。餘輪轉思維,忽覺斷惑證真,刪除豔思 ,喜慰無極。決心歸覓師傅,冀重重懺悔耳。第念此事決不可以稟白母氏,母氏 知之,萬不成行矣。 忽而餘妹手托錦制瓶花入,語余曰:「阿兄,此妹手造慈溪派插花,阿兄月 旦,其能有當否?」 餘無言,默視餘妹,心忽恫楚,淚盈餘睫,思欲語以離家之旨,又恐行不得 也。迄吾妹去後,餘心顫不已,返身掩面,成淚人矣。 此夕,餘愁緒復萬疊如雲,自思靜子日來懨懨,已有病容。 跡彼情詞,又似有所顧慮,抑已洞悉吾隱衷,以我為太上忘情者歟?今既不 以禮防為格,吾胡不親過靜子之室,敘白前因,或能宥我。且名姝深愫,又何可 棄捐如是之速者?思已,整襟下樓,緩緩而行。及至廊際,聞琴聲,心知此吾母 八雲琴,為靜子所彈,以彼姝喜調《梅春》之曲也。至「夜迢迢,銀台絳蠟,伴 人垂淚」句,忽而雙弦不譜,音變滯而不延,似為淚珠沾濕。迄餘音都杳,餘已 至窗前,屏立不動。 乍聞餘妹言曰:「阿姊,晨來所治針黹,亦已畢業未?」靜子太息答餘妹曰 :「吾欲為三郎制領結,顧累日未竟,吾乃真孺稚也。」 餘既知餘妹未睡,轉身欲返,忽復聞靜子淒聲和淚,細詰餘妹曰:「吾妹知 阿兄連日胡因鬱鬱弗舒,恒露憂思之狀耶?」 餘妹答曰:「吾亦弗審其由。今日尚見阿兄獨坐齋中,淚潸潸下,良匪無以 。妹誠愕異,又弗敢以稟阿娘。吾姊何以教我慰阿兄耶?」 靜子曰:「顧乃無術。惟待餘等歸期,吾妹努力助我,要阿兄同行,吾寧家 ,則必有以舒阿兄鬱結。阿兄蒞吾家,兼可與吾妹劇談破寂,豈不大妙?不觀阿 兄面龐,近日十分消瘦,令人滋悢悢。今有一言相問吾妹:妹知阿母,阿姨,或 阿姊,向有何語吩咐阿兄否?」 餘妹曰:「無所聞也。」 靜子不語。久之,微呻曰:「抑吾有所開罪阿兄耶?餘雖勿慧,曷遂相見 則……」言至此,噫焉而止。復曰:「待明日,但乞三郎加示喻耳。」 靜子言時,淒咽不復成聲。餘猛觸彼美沛然至情,萬緒悲涼,不禁欷歔泣下 ,乃歸,和衣而寢。 | Chị tôi đi, chẳng mấy chốc đã được ba ngày. Lúc bấy giờ, gió tuyết dữ dội, tôi đóng chặt cửa sổ, ngồi im suy nghĩ. Lúc bấy giờ, tâm niệm tôi cùng với tuyết hoa gió bão theo nhau bay tán loạn vào khoảng trời biển mang mang. Tôi tư lự lâu lắm bồi hồi đứng lên lẩm nhẩm:
— Trời Xanh! Trời Xanh! Vì lẽ gì suốt ngày tôi mang cái khối u hoài gậm nhấm mãi máu me, không cách gì xua đuổi cho tiêu tan đi được? Học đạo không thành, cuộc sinh nhai phôi phai tản mác. Thì ngày sau ăn năn ân hận cũng muộn mất rồi. Ghi chú: Đoạn văn dài dưới đây là của Bùi Giáng viết thêm: { Tình là cái gì như thế? Tại sao nó liên miên đi sát lụy? Tâm thần con người ta không còn một chút thư thái thanh bình nữa hay sao? Một tình yêu thứ nhất? Một tình yêu thứ hai? Một tình yêu cứ bị buộc ràng có lẽ bởi tình nghĩa cứ xung đột nhau hoài. Trời Xanh! Trời Xanh! Nếu Trời Xanh hỏi con yêu ai nhất trong đời con, nếu như hoàn toàn giả dối, ắt con sẽ bảo rằng: “Con yêu Phật nhất. Con yêu Tiên nhì.” Nếu như con giả dối lưng chừng, ắt con sẽ trả lời rằng: “Con không yêu ai hết cả.” Nhưng nếu ngày phán xét cuối cùng,Thượng đế hiền từ nhìn vào đáy mắt con mà nêu câu hỏi: — “Tam Lang! Thuở trần gian con đã yêu ai?” thì ắt con đáp không ngần ngừ một chút: —“Con yêu Tĩnh Tử và con yêu Tuyết Mai.”— “Con muốn cưới ai?” — “Con không muốn cưới ai hết cả. Con chỉ muốn lấy nhau mà không buộc phải lấy nhau suốt đời!” — “Vì sao như thế?” — “Vì ăn ở với nhau suốt đời, thì ăn ở với nhau suốt năm suốt tháng. Ăn ở với nhau suốt năm suốt tháng ắt sẽ chán chường nhau, biến nhau thành những kẻ tệ bạc. Thì đâu còn cái nghĩa của tam sinh thạch thượng cựu linh hồn? Con kinh hoàng trước cái mộng vô biên đang lù lù yêu sách những gì mà máu me xương xẩu phù du không thể nào đáp ứng. Con sẽ già, con sẽ chết, con sẽ ngày ngày chứng giám người vợ già, người vợ chết. Con không thể nào quan niệm được sự vụ đồng tịch đồng sàng đồng quan đồng quách? Và con cũng không đủ tàn bạo để mỗi lúc chán chường mỗi chộp lấy con vợ bóp cổ cho nó chết đi rồi quay lưng lại tự mình bóp cổ mình cho chết.” — “Nhưng chuyện gì phải quyết liệt từng phen như thế? Cứ ẩn nhẫn chịu đựng, rồi thời gian sẽ giúp con vượt qua mọi buồn đau ảo não. Chiều nay con chán chường, biết đâu sáng mai con sẽ vui thú trở lại. Ngọc sóng xuống, ngọc triều lên, theo lẽ tiêu trưởng danh hư. Con hãy thuận theo, thì thời gian chính là thang thuốc bổ.”— “Nhưng thang thuốc bổ ấy, cuối cùng tiêu diệt mất sinh mệnh con. Thì kể làm chi những phen nó tạm thời xoa dịu?” Tôi lẩm nhẩm cuộc đối thoại não nùng kia. Cuộc giải đáp không bao giờ có lời đáp viên mãn tự cổ chí kim. Tôi nghĩ tới Kiyoko Tĩnh Tử… Tôi nghĩ tới… } I thought of Kiyoko magnanimous and high of spirit. Hers was a truly brilliant mentality. Yet, judging from her eyes, she held rich promises of love, and was much to be feared. Even if I were a general of Yu or Yen (modern Peking), I could not bear to take up a sharp steel blade to drive this soft, attractive creature to the northern desert sands. (GKL page 90) Tôi nghĩ tới Tĩnh Tử bao dung từ bi cao nhã, thông tuệ tuyệt vời. Nhiên dĩ nhãn ba quyết chi, tắc hựu nhi nữ tình trường, thù kham úy bố. Cho dẫu thân phận tôi lúc bấy giờ làm U, Yên lão tướng, cũng chẳng thể nào vung cương đao tuệ kiếm, xua nàng nhi nữ kiều diễm nọ về sa mạc Bắc phương. Hỡi ôi! Lời thơ nào nói về bình minh Bắc Húc một lần kia như thế? Ghi chú: Dưới đây Bùi Giáng dịch thêm một bài thơ của Apollinaire (chưa rõ xuất xứ bản Pháp văn): { Bình minh nhất hiện phương mờ Mai hồng Bắc Húc gieo hờ hững sương Hàng hàng phụ nữ du dương Mở phơi phóng nhiệm môi hường phiêu phiêu Con người đãng khí vân tiêu Vào cung Tử Diệt đăng kiều Hóa sinh Người ôi tơ tưởng bên mình Mây trời Bắc Húc tơ tình tóc sương (Apollinaire) } Vốn trước kia, tôi về Nhật Bản cốt để tìm về viếng thăm từ mẫu. Thì như vậy là thuận cái đạo trời và cái lý đất. Một tình lý tôi phải tìm cho ra trên mặt đất hoang liêu. Vì lẽ chi từ đó, tôi vướng vào bao nhiêu thứ tình thứ nghĩa mà sức lực bình sinh không thể nào kham cho hết. Vì lẽ chi một phen giáp mặt nữ lang kiều diễm nọ, tức thời bao nhiêu liên miên tình hoài quyến luyến xô ùa nhau tới vây bọc tôi ngột thở không lối thoát thân? Phụ mình, phụ người, không còn đâu chỗ đất yên vui. Hỡi ôi! Lụy tình là cái chi như thế! Nan bình vưu oán, lịch cổ giai nhiên. Tôi nay há còn dám bỏ thân về với cái triều đình tan hoang u thảm nọ, tiêu diệt xuân xanh ở giữa cơn sầu trận oán? Phật bảo: “Phật tử ly Phật Tổ thiên lý, đương niệm Phật giới.” (Phật tử xa cách Phật mấy ngàn dặm, vẫn phải ghi tạc lời giới huấn của Phật.) Tôi nay về sau ắt phải trì giới vi cơ sở, kỳ thứ cơ hồ? Phải vậy chăng ru? Tôi miên man tư lự như thế, chợt cảm thấy đoạn hoặc chứng chân, gạt bỏ hết mọi ý niệm hồ đồ do nhan sắc kiều diễm hấp dẫn, thì lòng bỗng thấy thư thái dị thường, quyết tâm quay về tìm sư phụ, để giãi bày mọi niềm ăn năn sám hối. Tôi cũng nghĩ rằng sự đó, quyết nhiên không thể nào bẩm bạch với mẫu thân. Mẹ tôi mà biết được, thì mọi sự hỏng bét hết cả. Hốt nhiên em gái tôi cầm một lọ hoa thêu bước vào: — A huynh! Đây là đóa hoa em tự tay dệt theo thế thái “Từ Khê”. A huynh coi xem có được chăng? Tôi không nói lời nào, lặng lẽ nhìn đứa em. Chợt thấy lòng đau như cắt; tôi muốn nói cho em tôi biết là mình đã quyết định rời gia đình ra đi, e sợ rằng nói ra thì công cuộc sẽ hỏng mất. Đến khi em tôi đi rồi, tôi nén lòng không được, gật đầu xuống bàn mà khóc tầm tã một trận. Đêm đó lòng tôi vấn vít ngổn ngang như ngàn vạn ánh mây ở trên trời ùa về một lúc. Tôi nghĩ tới gương mặt tiều tụy của Tĩnh Tử ngày hôm đó. Nàng sắp đau ốm rồi. Dường như nàng đã suy gẫm thấu linh hồn hoang liêu sa mạc của tôi, không còn đâu đất đai thôn làng để cư lưu được nữa. Ngày nay kể ra chúng tôi đã quen thân nhau ngần ấy, lễ giáo nghiêm ngặt chẳng có gì gì cản trở, tại sao tôi không thử đánh bạo tới phòng nàng một phen tối hậu, đem hết cuộc đời mình ra kể lại đầu đuôi ngành ngọn cho nàng nghe, họa chăng nàng sẽ tha thứ hết? Nàng cũng là một nhi nữ phi phàm, tình tố thăm thẳm, thì tôi câu nệ gì mà không thử bộc bạch? Chuyện gì phải vội vã hấp tấp bỏ đi, không có lời từ biệt? Không biệt mà ly? Có lẽ nào như thế? Nghĩ như vậy, tôi liền xốc áo, bước xuống thang gác. Trong lòng vẳng nghe như có âm thanh nào trỗi dậy: — “Ta hăm hở bước chân phù động, bởi vong tình nên thái thượng vong tâm. Nàng điêu linh thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàn tính mệnh… ” Xuống tới hành lang, chợt nghe âm thanh đàn cầm. Tôi biết đó là tiếng cây “bát vân cầm” của mẹ tôi, do Tĩnh Tử bấm dây huyền lúc đó. Nàng rất thích gảy khúc đàn Lạc Mai Hoa. Gảy tới đoạn “Dạ thiều thiều, du du gió lạnh, đài gương bóng nhạt, một ngọn đèn chong… mắt dầm giọt lệ… ” chợt dừng hẳn lại, cung điệu rã rời không ngân lên được nữa. Dường như nước mắt nhuốm ướt dây huyền không phát dư âm được nữa. Tới khung cửa sổ tôi đứng lại im lìm. Chợt nghe tiếng em gái tôi: — A tỷ, bức gấm thêu chị dệt sáng nay đã xong chưa? Tĩnh Tử than một tiếng đáp: — Chị muốn dệt cho anh Tam Lang một chiếc cà vát, thế mà ngày này qua ngày khác vẫn chưa xong chị thật là đứa vụng tay lười lĩnh quá. Tôi biết em tôi còn thức, định quay gót. Chợt nghe Tĩnh Tử ảm đạm khóc lóc nói tiếp: — Em có rõ a huynh vì lẽ chi suốt ngày cứ u sầu ảm đạm như thế không? Em gái tôi đáp: — Em cũng chẳng rõ duyên do. Sáng nay lại thấy a huynh ngồi một mình gục đầu lên bàn mà khóc liên miên. Chẳng hiểu vì sao như thế. Em thật lấy làm lạ. Nhưng không dám đem chuyện ấy nói lại với a nương. A tỷ bày cho em một cách gì an ủi a huynh được không? Tĩnh Tử đáp: — Chẳng có cách gì được cả. Chỉ còn biết chờ ngày chị trở về Sương Căn, em sẽ gắng sức giúp chị, yêu cầu a huynh cùng đi. Chị về nhà ắt sẽ tìm ra cách khiến a huynh hết phiền muộn. A huynh tới nhà chị, em và chị hãy thay phiên nhau trò chuyện suốt ngày giải muộn cho a huynh, chắc là có thể nên được lắm. Em có nhận thấy a huynh mấy ngày rày mặt mày gầy ốm! Thật khiến chị buồn khổ vô cùng. Chị có một điều muốn hỏi em. Em có biết a nương, a di, hoặc a tỷ, có nói lời nào với a huynh chăng? Em tôi đáp: — Em chẳng có nghe gì hết. Tĩnh Tử không nói thêm lời nào. Lâu lắm, than một tiếng: — Hay là chị có hành vi gì đắc tội với a huynh chăng? Chị tuy không thông minh, há chẳng rõ gì hết cả hay sao… Nói tới đó, lại thở dài một trận nữa. Rồi nói tiếp: — Chờ đến sáng mai, chị sẽ yêu cầu anh Tam Lang giải thích… Rồi thanh âm thổn thức tắt lịm dần, không còn nghe ra tiếng gì nữa… Tôi xúc động vô cùng trước tình cảnh đó. Tình yêu của nàng quá sâu thẳm. Tôi thấy tê buốt khắp linh hồn, nước mắt lại trào ra. Quay về phòng gác, tôi ngã lăn vào giường. |
ebook Hán Việt đối chiếu @ tác giả: Tô Mạn Thù 蘇曼殊 @ bản dịch: Nhà sư vướng lụy @ dịch giả: Bùi Giáng @ Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn 漢越辭典摘引 online, hiệu đính & chú thích: Đặng Thế Kiệt
Friday, 2 January 2015
chương 18
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment