第十九章 (1) | chương 19-1 |
天將破曉,餘憂思頓釋,自謂覓得安心立命之所矣。盥漱既訖,於是就案搦 管構思,憮然少間,力疾書數語於箋素云: 靜姊妝次: 嗚呼,吾與吾姊終古永訣矣!餘實三戒俱足之僧,永不容與女子共住者也。 吾姊盛情殷渥,高義干雲,吾非木石,云胡不感?然餘固是水曜離胎,遭世有難 言之恫,又胡忍以飄搖危苦之軀,擾吾姊此生哀樂耶?今茲手持寒錫,作遠頭陀 矣。塵塵剎剎,會面無因。伏維吾姊,貸我殘生,夫復何云?倏忽離家,未克另 稟阿姨、阿母,幸吾姊慈悲哀愍,代白此心;並婉勸二老切勿悲念頑兒身世,以 時強飯加衣,即所以憐兒也。幼弟三郎含淚頂禮。 書畢,即易急裝,將箋暗納於靾骨細盒之內。盒為靜子前日盛果媵餘,餘意 行後,靜子必能檢盒得箋也。摒擋既畢,舉目見壁上銅鍾,鏘鏘七奏,一若催餘 就道者。此時阿母、阿姨咸在寢室,為餘妹理衣飾。靜子與廚娘、女侍,則在廚 下都弗餘覺。餘竟自辟柵潛行。行數武,餘回顧,忽見靜子亦匆匆踵至,綠鬢垂 於耳際,知其還未櫛掠,但倉皇呼曰:「三郎,侵晨安適?夜來積雪未消,不宜 出行。且晨餐將備,曷稍待乎?」 餘心為赫然,即脫冠致敬,恭謹以答曰:「近日疏慵特甚,忘卻為阿姊道晨 安,幸阿姊恕之。吾今日欲觀白瀧不動尊神,須趁雪未溶時往耳。敬乞阿姊勿以 稚弟為念。」靜子趣近餘前,愕然作聲問曰:「三郎顏色,奚為乍變?得毋感冒 ?」言畢,出其膩潔之手,按餘額角,復執餘掌言曰: 「果熱度騰湧。三郎此行可止,請速歸家,就榻安歇,待吾稟報阿母。」言 時聲顫欲嘶。 餘即陳謝曰:「阿姊太過細心,餘惟覺頭部微暈,正思外出,吸取清氣耳。 望吾姊勿尼吾行。二小時後,餘即寧家,可乎?」 靜子以指掠其鬢絲,微歎不餘答;久乃嬌聲言曰:「然則,吾請侍三郎行耳 。」 餘急曰:「何敢重煩玉趾,餘一人行道上,固無他慮。」 靜子似弗懌,含淚盼餘,喟然答曰:「否。粉身碎骨,以衛三郎,亦所不惜 ,況區區一行耶?望三郎莫累累見卻,即幸甚矣。」 餘更無詞固拒,權伴靜子逡巡而行。道中積雪照眼,餘略顧靜子芙蓉之靨, 襯以雪光,莊豔絕倫,吾魂又為之奭然而搖也。靜子頻頻出素手,謹炙餘掌,或 捫餘額,以覘熱度有無增減。俄而行經海角砂灘之上,時值海潮初退,靜子下其 眉睫,似有所思。餘矚靜子清臞已極,且有淚容,心滋惻悵,遂扶靜子腰圍,央 其稍歇。靜子脈脈弗語,依餘憩息於細軟乾砂之上。 此時餘神志為爽,心亦鎮定,兩鬢熱度盡退,一如常時,但靜默不發一言。 靜子似漸釋其悲哽,尚復含愁注視海上波光。 | Trời vừa chớm rạng đông, nỗi bối rối trong lòng chợt giảm đi chút ít. Tôi tự nhủ: mình đã tìm ra chốn an tâm lập mệnh rồi. Rửa mặt xong xuôi, tôi lại bàn cầm bút, tư lự bồi hồi một chặp, rồi viết lá thư này:
Gởi Tĩnh Tử cô nương. Than ôi, tiểu đệ xin cùng chị vĩnh biệt. Tiểu đệ thật ra là một nhà sư “tam giới câu túc” suốt đời không được cùng phụ nữ chung sống một mái hiên. Thịnh tình của cô nương ân ốc, cao nghĩa can vân, tiểu đệ không phải là thân gỗ đá, há đâu không cảm kích vô cùng. Nhưng em vốn sinh ra đời dưới một ngôi sao bạc mệnh gặp bao nhiêu chuyện đau khổ trên đường đời không làm sao nói hết. Em đâu nỡ đem thân phận nguy khổ phiêu linh của mình làm rầy rà cuộc sống bình sinh của chị? Nay em lên đường, tay cầm gậy thiếc bước đi, làm một “viễn đầu đà” lang bạt. Trần trần sát sát, hội diện vô (nhân) do. (To-day this hand of mine takes the Buddhist staff and I become a far-roaming monk. I will wander far and wide; there will be no opportunity for us to meet again) (GKL page 94) (1) Lìa nhà đi vội vã thế này, duy chỉ nhờ chị ở lại, đem lòng độ lượng từ bi tha thứ cho em, thay em mà bẩm báo lại với mẹ, với dì, giải thích tấm lòng em cho mọi người rõ. Chị khuyên ủy mọi người đừng vì em mà phiền muộn, chị sẽ khéo lựa lời khuyên nhủ cho mẹ già chịu gắng ăn uống cho no, đắp chăn cho ấm, như thế là thương con rồi. Chị rõ chăng? Em đi là phải. Dù sao cuộc sống cũng còn chỗ để đi. Bước tới bước lui. Bước lần tối hậu nào vì sao chị có biết mọi người yêu nhau đều ở trong tình cảnh “đã sinh cùng nước cùng thì, cùng nhau không biệt mà ly đó là…” mọi kẻ yêu nhau đều đã chết ngay từ thuở sơ sinh. Tuy nhiên dù sao, — Why one has to raise up your dead, who perhaps have not died after all… (4) Dù sao mỗi người ta còn có bổn phận làm hồi sinh trở dậy những kẻ chết của mình (và chính cái linh hồn mình đã chết) vì những kẻ chết đó biết chừng đâu chẳng chết thật sự đâu… Ấu đệ Tam Lang hàm lệ đảnh lễ. Tam Lang Viết xong lá thư, tôi thay đổi y phục, vận vào áo quần đi đường. Tôi đem lá thư đặt vào chiếc giỏ bằng rạ khô, mà hôm trước Tĩnh Tử đã đem đựng trái cây tới tặng tôi. Tôi biết rằng sau khi đi thế nào Tĩnh Tử cũng lục soát căn gác và sẽ tìm thấy lá thư trong chiếc giỏ ấy. Gói ghém soạn sửa xong xuôi đâu vào đó, tôi ngẩng nhìn đồng hồ: bảy giờ sáng. Chuông đồng hồ gõ “bong bong” như giục giã tôi lên đường. Lúc bấy giờ a mẫu, a di chắc là ở phòng ngủ đang loay hoay xếp đặt y trang phục sức cho em tôi, Tĩnh Tử và người bếp nữ tỳ chắc là đang ở bếp, hẳn nhiên là không lưu ý tới tôi. Tôi lặng lẽ len lén ra mở cổng thoát đi. Bước đi mấy bước, ngoảnh đầu nhìn lại chợt thấy Tĩnh Tử xăm xăm theo gót… Mái tóc lòa xòa phủ xuống vai, rõ là nàng chưa kịp chải tóc. Chợt nghe nàng bàng hoàng hổn hển hỏi: — Tam Lang, đang tinh sương thế này anh đi đâu thế? Tuyết giá còn chưa tan, anh chớ xông pha bừa bãi như thế. Điểm tâm đã sẵn, sao anh không chờ tí chút? Tôi kinh hoàng, giở mũ chào nàng, kính cẩn đáp: — Mấy ngày gần đây, tôi uể oải trong người, lười biếng không tới hỏi han a tỷ mỗi sáng, mong a tỷ thứ cho. Bữa nay muốn đi ngắm cảnh Bạch Lung Bất Động Tôn Thần cần phải đi trước lúc tuyết tan. Rất mong a tỷ đừng bận lòng vì tiểu đệ. Tĩnh Tử bước tới trước mặt tôi, ngạc nhiên hỏi:Q — Tam Lang vì lẽ chi bất thình lình mặt mày biến đổi tái mét ra như thế? Cảm mạo chăng? Ghi chú: Đoạn văn dài dưới đây là của Bùi Giáng viết thêm: { — Không. — Thế thì tại sao? — Tiểu đệ không rõ. A tỷ nhận thấy đúng như vậy sao? — Đúng như vậy. Tam Lang đừng giấu giếm em… Bỗng dưng lòng tôi trào lên một nỗi gì khôn tả. Trong một sát na thiểm động, linh hồn tôi bỗng chất chứa một tư niệm gì bất khả tư nghị. Tôi la to: — Những kẻ hoằng đại chết. Chết. Bọn họ chết. Cô nương nhìn lên? Và ấy ai tại đó? (The high ones die, die. They die. You look up and who’s there?) (2) — Dễ dễ lắm. Ở tại bên anh. Em đánh hơi nghe niềm ai oán… (Easy, easy… It is on your side. I smell your grief.) (2) — Tiểu đệ đã xô ùa mối ai oán u sầu đi xa. Tiểu đệ chẳng thể nào còn bận tâm mãi mãi. Với bọn họ, mãi mãi trùng trùng, điệp điệp, mà em đâu có thể như thế. Em cần phải đi và phải sống. (I sent my grief away. I cannot care forever. With them all again and again I died and cried, and died and cried, and I have to live…) (2) — Tam Lang nhầm rồi, Tam Lang phóng đại sự thật. Tam Lang phải ở lại yêu thương và chết. Yêu thương và chết — Love and die. (2) — Nhưng tiểu đệ đã chết thừa thãi thái thậm rồi. Song trùng nhị điệp rồi. — Thế vẫn còn chưa đủ. Còn một lần tối hậu nguy nga… } Chợt nàng mở to hai mắt nhìn tôi. Tôi kinh hoàng không thốt lời nào cả. Một chặp… hai chặp… ba chặp… Chợt nàng dịu dàng lim dim hai con mắt lại, chậm rãi đưa hai bàn tay ôn tồn ấm áp đặt lên trán tôi, và bàn tay kia nắm lấy cánh tay tôi, ngậm ngùi nói tiếp: — Đừng nói gì nữa cả. Viễn vông biện luận chả nghĩa lý gì. Anh đang lên cơn sốt. Cuộc đi này phải đình chỉ. Yêu cầu anh lập tức quay trở vào nhà vào giường nằm yên nghỉ. Chờ em bẩm báo với a mẫu… Tiếng nói nàng run run thấp giọng, nhưng bao hàm một niềm kiên quyết dị thường. Tôi thốt lời ấp úng: — A tỷ thái quá tế tâm chiếu cố. Tiểu đệ chỉ thấy hơi chóng mặt qua loa. Chính vì thế nên có ý ra ngoài rảo rong một cuộc cho khuây tâm trí, hô hấp không khí ban mai. Xin a tỷ để cho tiểu đệ thong dong bách bộ một chặp. Vài giờ sau, tiểu đệ sẽ quay trở về được chăng? Tĩnh Tử thản nhiên nhìn tôi, đưa tay sửa lại mái tóc, thở ra một cái nhè nhẹ, một chặp cất tiếng liền bảo: — Được để em theo chân anh cùng đi. Tôi hốt hoảng vội vã nói: — Há dám phiền gót ngọc! Tiểu đệ đi một mình cho thư thái. Không có gì phải ngại, a tỷ ạ. Tĩnh Tử hơi nhíu hàng long mày, gắng chế ngự dòng nước mắt, ngậm cười mà rằng: — Không nên như thế. Dầu phải tan xương nát thịt, em cũng quyết đi theo bảo vệ Tam Lang. Huống chỉ một vài giờ đi bộ. Tam Lang đừng có ngoan cố như thế. Tôi đành bó tay, không tìm ra lời gì để khước từ. Cùng Tĩnh Tử chậm rãi bước đi. Trên đường tuyết rơi xán lạn, tôi ngẩng nhìn khuôn mặt phù dung. Trước ánh sáng tuyết pha vào, dung nhan càng diễm lệ tuyệt luân. Linh hồn tôi lại một phen bôn đằng dao động. Tĩnh Tử từ từ đưa bàn tay ngọc nắm chặt bàn tay tôi, hoặc sờ vào mặt mũi tôi coi xem nhiệt độ máu me xương xẩu tôi như thế nào. Nàng còn định nói gì? Nàng không nói gì nữa cả. "La vérité exprimée sans compromis a toujours des bords déchiquetés." (3) Có phải nàng đương nghĩ như thế không? Hay là chỉ riêng tôi nghĩ như thế. Sự lặng lẽ của nàng là thuận theo? Hay là tự nhẫn? Vì thuận tòng mà tự nhẫn, và tảng lờ như không rõ ý tôi? Hay thật tình nàng không ngờ ra gì hết? Nàng muốn tránh nói tới ý nghĩa cuộc đi kia? — “Chân lý thốt ra không thỏa hiệp, bao giờ cũng có mép rìa tả tơi…?” (3) Không biết. Tôi không thể biết. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã tới bên bãi biển, chỗ vùng cát lõm xuống. Lúc bấy giờ, đương lúc ngọn triều rút xuống. Tĩnh Tử sập hàng lông mi, dường như đang suy gẫm… Tôi thấy nàng mặt mày ảm đảm cùng cực. Tôi thương cảm đưa cánh tay vòng ôm thân nàng, khuyên nàng nên ngồi nghỉ ngơi một chặp. Tĩnh Tử mơ hồ nhìn ra biển rộng không nói lời nào, thuận theo lời tôi, ngồi xuống trên mô đất trắng khô ráo. Lúc bấy giờ tâm hồn tôi đã có phần tỉnh táo, trấn định. Mặt mày không còn nóng bỏng nữa, nhưng vẫn ngồi im lìm trầm mặc. Tĩnh Tử dường như cũng không còn bi thảm nữa, nhưng vẫn đưa mắt mơ hồ ảm đạm nhìn mặt biển lấp lánh sóng xanh. |
第十九章 (2) | chương 19-2 |
久久,忽爾扶餘臂愀然問曰:「三郎,何思之深也?三郎或勿訝吾言唐突耶 ?前接香江郵筒,中附褪紅小簡,作英吉利書,下署羅弼氏者,究屬誰家掃眉才 子?可得聞乎?吾觀其書法嫵媚動人,寧讓簪花格體?奈何以此蟹行烏絲,惑吾 三郎,怏怏至此田地?餘以私心決之,三郎意似憐其薄命如櫻花然者。三郎今茲 肯為我傾吐其詳否耶?」 餘無端聞其細膩酸咽之詞,以餘初不宿備,故噤不能聲。 靜子續其聲韻曰:「三郎,胡為緘口如金人?固弗容吾一聞芳訊耶?」 餘遂徑報曰:「彼馬德利產,其父即吾恩師也。」靜子聞言,目動神慌,似 極慘悸,故遲遲言曰:「然則彼人殆絕代麗姝,三郎固豈能忘懷者?」 言畢,哆其唇櫻,回波注睇吾面,似細察吾方寸作何向背。 餘略引目視靜子,玉容瘦損,忽而慧眼含紅欲滴。餘心知此子固天懷活潑, 其此時情波萬疊而中沸矣。餘情況至窘,不審將何詞以答。少選,遽作莊容而語 之曰:「阿姊當諒吾心,絮問何為?餘實非有所戀戀於懷。顧餘素鞅鞅不自聊者 ,又非如阿姊所料。餘周歷人間至苦,今已絕意人世,特阿姊未之知耳。」 餘言畢,靜子揮其長袖,掩面悲咽曰:「宜乎三郎視我,漠若路人,餘固烏 知者?」已而復曰:「嗟乎!三郎,爾意究安屬?心向麗人則亦已耳,寧遂忍然 弗為二老計耶?」 餘聆其言,良不自適,更不忍傷其情款。所謂藕斷絲連,不其然歟?餘遂自 綰愁絲,陽慰之曰:「稚弟胡敢者?適戲言耳,阿姊何當介蒂於中,令稚弟皇恐 無地。實則餘心緒不寧,言乃無檢。阿姊愛我既深,尚冀阿姊今以恕道加我,感 且無任耳!阿姊其見宥耶?」 靜子聞餘言,若喜若憂,垂額至餘肩際,方含意欲申,餘即撫之曰:「悲乃 不倫,不如歸也。」 靜子愁愫略釋,盈盈起立,捧餘手重複親之,言曰:「三郎記取:後此無論 何適,須約我偕行,寸心釋矣。若今晨匆匆自去,將毋令人懸念耶?」 餘即答曰:「敬聞命矣。」 靜子此時俯身,拾得虹紋貝殼,執玩反覆,旋復置諸砂面,為狀似甚樂也。 已而駢行,天忽陰晦,欲雪不雪,路無行人。 靜子且行且喟。餘慄慄惴懼不已,乃問之曰:「阿姊奚歎?」靜子答曰:「 三郎有所不適,吾心至慊。」余曰:「但願阿姊寬懷。」 此時已近由腳孤亭之側,離吾家只數十武,餘停履謂曰: 「請阿姊先歸,以慰二老。小弟至板橋之下,拾螺蛤數枚,歸貽妹氏,容緩 二十分鐘寧家。第恐有勞垂盼。阿姊願耶?否耶?」 靜子曰:「甚善。餘先歸為三郎傳朝食。」 言畢,握餘手略鞠躬言曰:「三郎,早歸。吾偕令妹佇伺三郎,同御晨餐。 今夕且看明月照積雪也。」餘垂目細瞻其雪白冰清之手,微現蔚藍脈線,良不忍 遽釋,惘然久立,因曰:「敬謝阿姊禮我。」 | Lâu lắm, lâu lắm. Chợt nàng víu lấy vai tôi buồn bã hỏi:
— Tam Lang, tư lự cái gì triền miên như thế? Tam Lang có vui lòng nghe tôi nói? đừng cho là đường đột sỗ sàng? — Chuyện gì thế hả a tỷ? — Bữa nọ anh tiếp nhận lá thư từ Hương Giang tới, một lá thư nho nhỏ màu hồng, li ti đầy những chữ Anh Cát Lợi và ký tên “Miss Roberts”. Lá thư đó của cô gái con nhà nào như thế? Em có thể được phép yêu cầu anh cho rõ sự thật hay không? Em nhận định nét chữ của nàng thật là khả ái khiến người nhìn sinh quyến luyến ngay. Rất mực là trâm hoa cách thể…Sao nàng lại dùng cái nét chữ tân kỳ loăng quăng tế nhị từ tả sang hữu mà mê hoặc tâm thần Tam Lang? Khiến Tam Lang mơ mơ màng màng tơ tưởng đâu đâu không biết gì đến sự vật xung quanh mình nữa cả? Em trong lòng quyết nhiên đoán định rằng ý hẳn Tam Lang thương cảm cái con người đào hoa bạc mệnh lạ lùng kia. Tam Lang nay có thể vui lòng vì em mà nói rõ sự thật cho nghe chăng? Bỗng nhiên nghe nàng nói một việc bất ngờ như thế, với giọng nói vừa thong dong vừa sầu khổ, khiến tôi như từ trên trời rớt xuống, không chuẩn bị gì ra gì được cả để đáp, tôi ngồi lặng thinh như khúc gỗ đăm chiêu, như hòn đá đờ đẫn. Tĩnh Tử vẫn tiếp tục thanh vận chậm rãi kia: — Tam Lang, vì lẽ chi ngậm miệng ra như thế (5)? Anh không muốn cho em rõ một chút nhỏ nào về câu chuyện ấy hay sao? Tới lúc bấy giờ, tôi mới thủng thẳng đáp: — Cô ấy người quê quán ở Madrid. Cha của cô ấy chính là ân sư của tiểu đệ. Tĩnh Tử nghe tôi nói như thế, thì mắt nàng rung động, thần hồn hoang mang, dường như cực cùng thê thảm tâm sự. Từ từ nói tiếp: — Thế thì chắc cô ấy là một người kiều diễm tuyệt luân, Tam Lang làm sao có thể quên cho được? Và từ đó… — Từ đó? A tỷ định nói gì? — Alors vient le chant des fiançailles du Ciel… (6) Và từ đó trở dậy bài ca hôn phối của Trời Xanh? Nàng nói một cách nghe như hoan lạc vui tươi mà thật ra chứa chất mối sầu gì khôn tả. — A tỷ lại rỡn tiểu đệ rồi. — Sao là rỡn? Nàng vừa hỏi vừa đưa mắt đăm đăm nhìn tôi, hai đôi anh đào còn khép mở dở chừng, như muốn dò hỏi đáy lòng tôi và xem xét cõi lòng tôi đang hướng tình yêu về phương nào như thế. Tôi nhìn nàng thấy dong nhan tiều tụy, chợt hai mắt nàng rớm hồng. Tôi biết rằng người con gái ấy thiên hoài hoạt bát, lúc bấy giờ sóng tình trùng điệp dâng lên trong mối phập phồng vô hạn. Tôi đứng trước một tình huống quẫn bách dị thường. Không biết ăn nói thế nào cho phải. Lát sau, lấy vẻ nghiêm trang tôi đáp: — A tỷ hãy nguyên lượng lòng tiểu đệ. Chất vấn nhiều như thế làm gì? Thật tình tiểu đệ chẳng có mối quyến luyến nào trong lòng cả. Còn như mấy ngày rày phiền muộn miên man, thì ấy chẳng là phải như a tỷ tưởng. Tiểu đệ đã đi mòn hai gối khắp những ngã đường dọc ngang khốn khổ, ngày nay đã như người ở cõi khác mà về đây, chẳng mơ mòng tơ tưởng gì với cuộc thế mơ hồ này nữa. Đó là điều a tỷ cố nhiên là chưa biết. Tôi nói xong, Tĩnh Tử phất tay áo, che mặt khóc — Nếu thật như vậy thì Tam Lang đã xem em như kẻ qua đường. Làm sao em có thể sớm biết được điều đó? Một lát sau nàng nói tiếp: — Ôi ! Tam Lang, ý anh thật ra hướng về nẻo nào? Anh hoàn toàn hướng về người đẹp ấy, nếu không thì làm sao anh nỡ nhẫn tâm coi nhẹ tâm nguyện của hai bậc già nua mẹ và dì? Nghe nàng nói thế, tôi bồi hồi mãi, càng không nỡ làm tổn thương mối tình của nàng. Ấy thật là: dẫu lìa ngó ý còn vương tơ tình… Tôi bèn thu góp lại những tơ vướng víu cũ lên tiếng bảo: — Tiểu đệ đâu dám như thế. Mọi điều nói vừa rồi, chẳng qua cũng là rỡn chút ít đấy thôi. A tỷ hà tất phải bận lòng khiến sợ hãi không còn biết ăn nói ra sao? Sự thật là tâm sự tiểu đệ có phần bối rối, nên lời nói sơ suất đấy thôi. A tỷ yêu mến em sâu xa lắm, xin a tỷ hãy thứ cho, thì em đa tạ. A tỷ bằng lòng như thế chứ? Tĩnh Tử nghe tôi nói thế, nửa như vui nửa như sầu, nghiêng đầu tóc xuống vai tôi, rồi như giữ lại không thốt nữa cái điều đang định nói. Tôi an ủi: — Bi thương là điều chẳng nên. Tốt nhất là nên quay về vậy. Tĩnh Tử sầu oán chợt tiêu tan đi nhiều tươi cười đứng lên, cầm tay tôi hôn vào một trận. — Tam Lang, hãy nhớ thế này. Từ nay bất cứ muốn đi đâu, nên cho em đi cùng đi theo với, thì lòng em vui sướng ngay. Còn như sáng nay anh xăm xăm xông sương gió đi một mình như thế, há chẳng là khiến cho người ta lo ngại cho anh lắm hay sao? Tôi liền đáp: — Xin ghi nhớ điều ấy. Tĩnh Tử lúc bấy giờ cúi mặt xuống nhặt một chiếc vỏ nghêu màu hồng lục lóng lánh, cầm trong tay lăn qua lăn lại mấy lần, rồi đặt xuống trên mặt đất. Bề ngoài trông nàng có vẻ rất hân hoan. Chúng tôi sánh vai nhau chậm rãi bước về. Trời bỗng trở màu u ám, như muốn mưa tuyết, mà lại chẳng mưa, trên đường chẳng có người đi, chợt thở ra một tiếng. Tôi lo ngại hỏi: — Vì lẽ chi thở ra như thế? Tĩnh Tử đáp: — Tam Lang có điều không vừa ý trong lòng, thì em không thể vui được. Tôi nói: — Tiểu đệ chỉ mong a tỷ hân hoan thôi. Lúc bấy giờ về đã gần tới căn nhà chơ vơ bên chân núi. Còn cách nhà chỉ vài mươi bước thôi. Tôi dừng chân nói: — A tỷ về trước đi, an ủi mẹ già. Tiểu đệ lại đằng nhịp cầu gỗ đằng kia lượm nhặt một tý vỏ sò đem về tặng a tỷ. Cho phép em vài mươi phút vắng mặt nhé. Chỉ ngại a tỷ mong ngóng. A tỷ bằng lòng hay không? Tĩnh Tử nói: — Được lắm. Em bằng lòng về trước, lo cơm sáng cho anh. Nói xong, cầm lấy tay tôi, nghiêm thân nói: — Tam Lang, sớm về nhé. Em và em gái anh cùng chờ anh sớm về để cùng ăn điểm tâm. Tối nay chúng ta sẽ cùng ngắm trăng chiếu trên tuyết. Tôi đưa mắt nhìn bàn tay tuyết bạch băng thanh của nàng, có hiện màu gân xanh lợt lạt, không nỡ bỏ đi ngay, bồi hồi một lúc lâu: — Kính tạ a tỷ đối đãi ân cần. |
Ghi chú: Sau đây là một "cái đuôi" Bùi Giáng viết thêm cho chương 19.
Nàng dời chân dáng đi yểu điệu. Nàng lặng lẽ. Nhưng vì lẽ gì trong vắng lặng đìu hiu không khí, rõ ràng tôi nghe tiếng ca ngâm… Giọng của ai? Của một nương tử nào trong huyền thuyết? Của Diotima (7) hay là tiểu thư quê quán Tây Ban Nha Madrid? Hẳn là không phải? Nhưng lời ca phảng phất mối sầu nào từ Dante (8)? Beatrice Portinari (9)? Hay Cosima Liszt (10)???
Gia suona mattutino, lento, lento,
Ritorno a casa e non veggo la via
Gli occhi lasciai teco e il sentimento!
E ne portai con me la gelosia. (11)
(Đã nghe vang động chuông mai
Lễ là kỳ đảo, hội là cưỡng câu
Tôi về nhà cửa sương thâu
Bước đi mà chẳng thấy đâu con đường
Bên chàng, thiếp đặt tình thương
Mắt mi môi miệng máu hường bình sinh
Còn riêng mang mãi bên mình
Niềm ghen tuông với bất bình xa xuôi...)
No comments:
Post a Comment