第九章 | chương 09 |
入夜,餘作書二通:一致吾乳媼,一致羅弼牧師。二書均言餘平安抵家,得 會餘母,並述餘母子感謝前此恩德,永永不忘。餘母復附寄百金與吾乳媼,且囑 其母子千萬珍衛,良會自當有期。迨二書竟,餘疲極睡矣。逾日既醒,紅日當窗 ,即披衣入浴室。浴罷,登樓,見芙蓉峰湧現於金波之上,胸次為之澄澈。此日 餘母精神頓復,為餘陳設各事無少暇。 餘歸家之第三日,天甫遲明,餘母攜餘及弱妹趁急行車,赴小田原掃墓。是 日陰寒,車行而密雪翻飛,途中景物,至為蕭瑟。迨車抵小田原驛,雪封徑途矣 。荒村風雪中,固無牽車者,餘母遂僱一村婦負餘妹。又至驛旁,購鮮花一束。 既已,餘即扶將母氏步行可三里,至一山腳。餘仰睇山頂積雪中,露紅牆一角, 餘母以指示余曰:「是即龍山寺,爾祖及父之墓即在此。」 餘等遂徐徐踏石蹬而上。既近山門,有聯曰: 蒲團坐耐江頭冷香火重生劫後灰 餘心謂是聯頗工整。方至殿中,一老尼龍鍾出,與餘母問訊敘寒暄畢,尼即 往燃香,並攜清水一壺,授餘母。餘與弱妹隨阿母步至浮屠之後,見王父及先君 兩墓並立,四圍繞以鐵柵,柵外復立木柱。柱之四面,作悉曇文,書「地,水, 火,風,空」五字,蓋密宗以表大日如來之德者也。餘與弱妹拾取鬆枝,將墳上 積雪推去。餘母以手提壺灌水,由墓頂而下。少選,汛灑嚴淨,香花既陳,餘母 復摘長青葉一片,端置石案之中,命餘等展拜。餘拜已,掩面而哭。餘母曰:「 三郎,雪彌劇,餘等遄歸。」 餘遂啟目視墳台,積雪復盈三寸,新陳諸物,均為雪蔽。 餘母以白紙裹金授老尼,即與告別,冒雪下山。餘母且行且語余曰:「三郎 ,若姨昨歲卜居箱根,去此不遠,今且與爾赴謁若姨。須知爾幼時,若姨愛爾如 雛鳳,一日不見爾,則心殊弗擇。先時餘攜爾西行,若姨力阻;及爾行後,阿姨 肝腸寸斷矣。三郎知若姨愛爾之恩,弗可忘也。」 | Đêm đến,
tôi viết hai bức thư: một bức thư gửi cho bà vú nuôi. Một bức gửi về mục sư
Robert. Trong hai bức thư, tôi đều nói rằng mình bình an về tới gia đình, gặp mặt
từ mẫu. Và kể rằng mẹ con tôi cảm tạ ân đức kia không bao giờ quên.
Mẹ tôi gởi bà vú nuôi một trăm đồng vàng, dặn dò mẹ con bà vú nuôi hãy giữ gì thân thể cho khỏe mạnh (1), ngày sau tự nhiên sẽ có phen tái hội. Viết xong hai lá thư, tôi thấy máu me mỏi trong mình, bèn đánh một giấc ngủ vùi mê man. Ngày hôm sau thức giấc, mặt trời hồng chiếu dương quang qua song cửa. Tôi khoác áo đi tắm một trận. Tắm xong, lên lầu gác, nhìn thấy ngọn Phù Dung Phong (2) (Fujiyama) chọc thẳng đỉnh chót vót phiêu phiêu trên mặt sóng vàng kim hải. Phổi tim tôi bỗng chan hòa một trận. Nghe chừng như gột rửa sạch sẽ hết mọi trăm não ngàn phiền dơ bẩn mốc meo ở trong thớ máu và ở trong các khớp xương sườn (kể cả xương bánh chè cũng vậy). Ngày đó mẹ tôi bỗng nhiên tinh thần bình phục, lăng xăng trần thiết mọi sự vật cho tôi, không nghỉ ngơi một phút nào cả. Tôi về nhà đã được hai ngày. Qua tới ngày thứ ba, vừa mới tinh sương, mẹ tôi đã dắt tay hai đứa tôi vội vã tới nhà ga xe lửa. Ấy là cuộc đi Tảo mộ tại Tiểu Điền Nguyên (3) (Odawara). Đó là một ngày âm u và rét mướt. Chuyến xe đi giữa mịt mờ hoa tuyết phấp phới đầy không gian. Cảnh vật trên dặm trường thật là ảm đạm tiêu tao (4). Tới lúc xe đậu lại trạm Tiểu Điền Nguyên, thì thấy mọi nẻo đường đều dằng dặc đầy tràn những tuyết. Khắp làng mạc chìm trong gió tuyết, vì thế nên tìm không ra một bác phu xe tay nào hết cả. Mẹ tôi bèn mướn một người đàn bà nhà quê cõng em tôi đi. Rồi ghé lại chỗ dịch trạm mua một bó hoa tươi tốt. Sau đó, tôi nâng đỡ mẹ tôi bước đi có hơn ba dặm đường tới chân một ngọn núi. Tôi ngẩng nhìn lên chóp núi, thấy lộ ra trên đó một góc vách tường hồng. Mẹ tôi đưa tay về phía đó bảo rằng: — Đó là Long Sơn Tự (chùa Ryusan). Mộ của ông ngoại con và ba con ở trên đó. Chúng tôi lần lượt chậm rãi leo đá núi mà lên. Lúc tới gần cửa chùa, thấy có hai câu đối in đậm đà nét chữ: Bồ đoàn tọa nại giang đầu lãnh Hương hỏa trùng sinh kiếp hậu khôi. (Bồ đoàn, ngồi lại nguyện cầu Luống từng chịu gió giang đầu giá băng Trùng sinh kiếp hậu há rằng Tro là hương hỏa mộng hằng là than Ngồi suông trên tấm bồ đoàn Ngày xuôi dốc tuột hai hàng thái hư) Tôi trong lòng thầm nghĩ rằng hai câu đối thật là thâm trầm chỉnh đốn. Nhưng vì lẽ gì lòng nghĩ thế mà chỉnh đốn, mà mộng ước trong máu me lại ngậm ngùi không chịu đành cho rằng như thế là chỉnh tế? Vào tới giữa điện, một vị lão ni già nua (5) bước ra, cùng mẹ tôi hàn huyên một chặp. Rồi vị lão ni bước chầm chậm đi thắp hương, cùng đem lại mẹ tôi một ly nước lã. Tôi và em gái bước theo chân mẹ ra phía sau ngôi phù đồ, thấy hai nấm mộ cha và ông ngoại nằm song song bên nhau, giống như hai giọt nước sương trên lá cỏ. Bốn phía đều có giậu rào có vuông vức dây thép gai mịn màng mát tươi. Bốn mặt trụ gỗ có khắc năm chữ; Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không. Đó là do phái Mật Tông biểu thị ân đức của Đại Nhật Như Lai. Tôi và em gái tôi chạy nhặt nhánh tùng khô, đem về hươi quét sạch sẽ những mảnh tuyết tụ trên hai nấm mộ. Mẹ tôi cầm luôn nước rảy xuống, từ đỉnh nấm mộ xuống bốn phía và ba bên hai bề vẹn vẽ. Chẳng mấy chốc, nước chan hòa lôi cuốn hòa chan đi hết mọi vết tích của tuyết tụ mộ phần. Thế là bày hoa hương ra le lói được rồi vậy. Mẹ tôi nhặt một nhành lá trường thanh diệp (6) đặt ngay ngắn vào giữa thạch án, bảo chúng tôi đồng thời quỳ chân vái lạy. Vái lạy xong tôi ôm mặt khóc tơi bời một trận. Mẹ tôi bảo: — Tam Lang! Tuyết phong khốc liệt lắm. Chúng ta hãy sớm liệu về thôi. Tôi mở mắt ra nhìn lại nấm mồ, thì thấy tuyết từ đâu xuống đã phủ đầy một lớp chẳng rõ tự lúc nào. Những đồ vật vừa bày ra lộng lẫy và le lói như thế, bỗng nhiên khoảnh khắc đã bị băng tuyết vùi lấp mất tăm mất dạng hết cả rồi. Mẹ tôi đem một ít tiền bạc gói trong giấy trắng kính biếu vị lão ni. Rồi cáo biệt. Xông pha vào giữa tuyết mà xuống núi. "Ngập ngừng mép núi quanh co Lưng đèo quán dựng mưa lò mái ngang Vi vu gió hút nẻo vàng Một trời thu rộng mấy hàng mây nao" Tôi bày em tôi ngâm thơ vừa thuộc thì mẹ tôi bảo: — Tam Lang! Dì của con năm ngoái đã dời sang Sương Căn (7) (Hakone). Miền đó cũng ở gần vùng này. Bữa nay mẹ muốn dẫn con tới viếng dì con. Con hãy biết rằng thuở con còn nhỏ, dì của con yêu dấu con như một con phượng non (8), như một con bồ câu ra ràng bình minh mới mẻ thái bình vậy. Thuở bấy giờ một ngày không thấy con, thì dì con trong lòng buồn bã. Lúc mẹ dẫn con sang bên Trung Quốc (9), thì dì con hết sức cản trở. Con đi rồi, dì con tan nát can trường. Tam Lang, con hãy ghi nhớ ân tình của dì con, đừng có quên đấy nhé. Tôi đáp: — Con sẽ không quên. Mẹ bảo tiếp: — Dì con dạy bảo điều gì, con đừng trái ý nhé. Tôi đáp: — Con sẽ không trái ý dì con bất cứ điều gì. Mẹ bảo: — Được. |
ebook Hán Việt đối chiếu @ tác giả: Tô Mạn Thù 蘇曼殊 @ bản dịch: Nhà sư vướng lụy @ dịch giả: Bùi Giáng @ Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn 漢越辭典摘引 online, hiệu đính & chú thích: Đặng Thế Kiệt
Friday, 29 August 2014
chương 09
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment